Vị trí địa lý - Tình hình kinh tế - Chính trị, bộ máy quản lý của xã Hồng Phong
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ – TÌNH HÌNH KINH TẾ – CHÍNH TRỊ, BỘ MÁY QUẢN
LÝ CỦA XÃ HỒNG PHONG
1. KHÁI QUÁT
ĐĂC ĐIỂM TỰ NHIÊN:
1. Vị trí
địa lý:
- Vị trí địa lý: Xã
Hồng Phong là một xã trung du nằm Cách trung tâm huyện 47 km và cách Thành Phố
Phan Thiết 37 km.
Xã Hồng Phong có tổng diện tích đất tự nhiên 8.816,36 ha. Tứ
cận:
Phía đông giáp: xã Hoà Thắng.
Phía tây giáp: Hàm Thuận Bắc và Phường Hàm Tiến-TP Phan
Thiết.
Phía bắc giáp: Xã Hồng Liêm – Hàm Thuận Bắc.
Phía nam giáp: TP. Phan Thiết và Biển Đông.
- Về vị trí: Là xã
vùng sâu, có đường giao thông liên tỉnh từ Quốc lộ 1A (Tà Zôn) đến xã, đường từ
Mũi Né dọc biển giáp nối đường Tà Zôn lên, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế
xã hội trong nội huyện và tỉnh. Song xã Hồng Phong là xã thuần nông, sản xuất
phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên (nhân dân dựa vào trời mưa đủ độ ẩm để sản
xuất chủ yếu các loại cây màu như dưa hạt, dưa trái ; đậu các loại; mì).
2. Địa hình,
thổ nhưỡng:
- Địa hình: Xã Hồng
Phong có địa hình phức tạp, cồn cát, đồi núi bao quanh bốn phía ranh giới xã và
thấp dần về trung tâm xã, tạo nên địa hình xã có lòng chảo. Điểm cao nhất là
288 m, điểm thấp nhất là 60 m.
- Thổ nhưỡng: theo
tài liệu điều tra của viện quy hoạch bộ nông nghiệp & PTNT kết hợp phúc tra
thực địa cho thấy có 3 loại đất chính như sau:
+ Đất nông nghiệp diện tích:
7.813,82 ha
+ Đất phi nông nghiệp: 848,93 ha
+ Đất chưa sử dụng : 153,60 ha.
+ Đất cát đỏ vàng: Diện tích 7.979,4 ha chiếm 88,87% diện
tích tự nhiên toàn xã đây là loại đất chinh được nhân dân địa phương đưa vào
sản xuầt, làm đất thổ cư và trồng rừng
+ Đất cát đỏ trắng : Diện tích 824.6 ha chiếm 9,18% diện
tích tự nhiên toàn xã diện tích này được phân bổ dọc theo ven biển cây sống chủ
yếu là cây chịu hạn (hầu hết là đất trống) chúng nối liền nhau thành đồi cát
dạng đồi cát di động ven biển và diện tích còn lại là đất núi đá
+ Xã Hồng Phong không có sông , suối, ao hồ; không có đất
trồng lúa mà chỉ sản xuất cây màu để đổi gạo để ăn. Địa hình của xã phức tạp
gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân .
3. Chế độ
khí hậu, thuỷ văn:
Xã Hồng Phong Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió, nắng, nóng,
ít mưa, cường đô ánh sáng mạnh, khí hậu chia làm hai mùa rỏ rệt:
+ Mùa mưa bắt đầy từ tháng 6 đến tháng 10 với lượng mưa
không đều giữa các tháng trong năm và các vùng trong xã và mùa khô từ tháng 11
đến tháng 5 năm sau với các đặt trưng là nắng gắt, gió to khô hạn, bụi cát.
+ Nhiệt độ trung bình 26.9oC.
+ Lượng mưa trung bình 744 mm/năm.
+ Tổng ngày mưa: 45 ngày.
+ Độ ẩm không khí 75-80%.
+ Lượng bốc hơi nước 1.690 mm/năm.
Nhìn chung đặt điểm khí hậu ảnh hưởng xất tới nguồn nước mặt
phục vụ sản xuất nông nghiệp trong xã đặt biệt là trồng cây màu, rồng rừng. Vào
mùa khô xã bị thiếu nước sinh hoạt và chăn nuôi nghiêm trọng.
2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ
HỘI:
1. Khai quát tình hình kinh tế.
-
Hồng Phong xã thuần nông số hộ sống chủ yếu xuất nông nghiệp chiếm đại đa số khoảng
92% còn lại là số hộ kinh doanh mua bán nhỏ lẽ chiếm 8%
-
Cơ cấu kinh tế của xã hiện nay chủ yếu như: về nông - lâm nghiệp sản xuất các
loại cây trồng: dưa, đậu các loại , mì, mè…keo ; về chăn nuôi bò. Không có các
tuyến xe khách, buýt...nên không thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế- xã hội
trong nội huyện và tỉnh.
Được
sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của cấp trên, Đảng uỷ xã, HĐND xã cùng sự phối hợp
đồng bộ của Mặt trận, các ban ngành đoàn thể xã trong việc thực hiện nhiệm vụ
kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng từng bước đạt kết quả chỉ tiêu huyện giao,
công tác vận động thăm tặng quà chúc tết cho gia đình chính sách, bà mẹ VNAH,
hộ khó khăn….được UBND xã và các ban ngành đoàn thể luôn quan tâm và chú trọng,
hoạt động văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, lĩnh vực y tế làm tốt công tác chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, giáo dục chất lượng được nâng lên. An ninh
quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, công tác chăm lo đời sống, chế
độ chính sách cho các gia đình có công cách mạng được chú trọng, đời sống của
nhân dân từng bước được nâng lên.
2. Tài
nguyên rừng:
Căn
cứ Quyết định số 11727/ QĐ- UBND, ngày 18/12/2013 của Uỷ ban nhân huyện Bắc
Bình về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đết đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 05 năm thời kỳ đầu (2011- 2015) của xã Hồng Phong diện tích đất lâm
nghiệp có rừng của xã là 8979 ha, đất lâm nghiệp chiếm 11,4% diện tích đất tự
nhiên. được quy hoạch chủ rừng là BQL
rừng PH khu lê Hồng Phong quản lý.
Nhìn
chung những năm trước đây Rừng có độ che phủ rừng 80% nên đã tạo được độ che
phủ, chóng sói lỡ, lũ quyét, ứng phó với phó được khí hậu tạo điều kiện trong
sản xuất và chăn nuôi. Nhưng sau năm 1999, năm 2011 đến nay qua do nhiều nguyên
nhân khác nhau rừng đã bị bóc lột, tàn phá đến mức cạn kiệt đã mang lại hậu quả
vô cùng nghiêm trọng, nhận thức người dân còn hạn chế như là nạn đốt rừng, hầm
thang, làm rẩy đã gây ảnh hưởng rất lớn đến đời kinh tế, xã hội và môi sinh cho
con người, động vật ngày càng cạn kệt do bảy chim, săn bán thú rừng và chính cả
quy luật sản xuất tự nhiên của chúng.
Trong
những năm gần đây điện tích rừng dần bị thu hẹp, tài nguyên rừng đang ngày một
cạn kiệt. Làm cho thời tiết khí hậu khu vực phức tạp, hạn hán kéo dài. Đặc biệt
là quá trình sa mạc hoá ở vùng này dần hình thành và phát triển. Nguyên nhân
chính do nhận thức của người dân chưa cao.
Nhân dân nhìn thấy lợi ích trước mắt mà chưa nhìn thấy được tiềm năng
lâu dài từ rừng mang lại nên vì cuộc sống mưu sinh mà
đã tàn phá rừng cạn kiệt.
3. Lịch sử
định cư-Dân số - lao động:
3.1. Lịch sử
định cư của xã
- Xã Hồng
Phong được hình thành lâu đời của huyện Bắc Bình, nhân dân định cư rất lâu,
100% là người kinh sinh sống, không có người dân tộc thiểu số, nhân dân địa
phương từ trước đến nay sống gắn bó với rừng. (sống gắn bó với núi rừng như
người dân tộc thiểu số)
- Hồng Phong là xã thuần nông, số hộ
sống chủ yếu sản xuất nông nghiệp, chiếm đại đa số khoảng 92%, còn lại là số hộ
kinh doanh mua bán nhỏ lẻ chiếm 8%. Đã có lưới điện quốc gia về đến xã và
chương trình nước sạch đến từng hộ dân.
3.2. Dân số, lao động, việc làm:
-
Toàn xã hiện nay có 441 hộ/1718 khẩu; thường trú: 414 hộ/1663 khẩu, tạm trú: 17
hộ/55 khẩu tạm trú; nam: 844 khẩu, nữ: 819 khẩu. Đủ 14 tuổi trở lên: 1216 khẩu.
Hộ nghèo hộ
cận nghèo giao đoạn 2022-2025: hộ nghèo 17; hộ cận nghèo 58 . Mật độ dân
số bình quân khoảng 13 người/km2. Cơ cấu dân số: 100% dân tộc Kinh.
- Tổng lao động trong độ tuổi: 1.050
người, chiếm 61% dân số, chủ yếu lao động nông nghiệp, hàng năm có khoảng 120
người đang lao động có việc làm cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn lân cận
nhưng nguồn lao động chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, nên chất
lượng lao động thấp, thu nhập không cao, tình trạng lao động nông nhàn còn
chiếm tỷ lệ khá lớn trong địa phương.
Nhìn chung nguồn lao động của xã tương đối dồi dào, chủ yếu
là lao động nông nghiệp là điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Do vậy,
trong tương lai cần có hướng đào tạo nghề cho người lao động nhất là khoa học
công nghệ, mới có thể đáp ứng được nhu cầu lao động trong điều kiện khoa học kỹ
thuật ngày càng phát triển.
4. Khoản
cách Giao thông:
- Hiện trạng hệ thống đường giao thông của xã: Đường 715 là huyết mạch giao thông chính, chiều dài
đi qua xã 14.4 km. Trong đó tuyến Hoà Thắng, Hồng Phong 10 km, tuyến Hồng
Phong, Tà Zôn 18 km, tuyến giao thông liên thôn toàn xã có 2,66 km được phân bố
ở 2 thôn Hồng Thịnh và Hồng Trung, diểm chính từ xã cách đến các thôn khoản
1,7km được nhựa cứng hoá, tiếp giáp với các trục giao thông chính liên huyện
tạo điều kiện cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hoá nông sản và sinh hoạt
trong các vùng dân cư.
- Riêng giao thông sản xuất trên địa phương không kênh mương
nội đồng, không có đường ổn định, bởi dân đi sản xuất chủ yếu theo băng rẩy
đường tự tạo là chính.
5.Về y tế -
giáo dục:
5.1. Về y
tế:
Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân luôn được tăng
cường về chất lượng ở cả hai mặt điều trị và dự phòng, hiện nay trên
địa bàn xã có 01 trạm Y tế phục vụ cho việc khám và điều trị tại địa phương. Đầu
tư, nâng cấp trạm và trang thiết bị y tế phục vụ đảm bảo công tác khám chữa bệnh,
đáp ứng ngày càng cao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Các chương
trình y tế Quốc gia, chương trình nước sạch nông thôn, phòng chống các
bệnh xã hội được triển khai tích cực; công tác tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em được
quan tâm chỉ đạo hằng năm đều đạt kết quả. Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình được quan tâm thực hiện đầy đủ. Trạm đã đạt chuẩn quốc gia vào năm 2020.
5.2. Về giáo
dục:
Công
tác giáo dục tiếp tục được đầu tư và phát triển, qui mô trường lớp được mở rộng,
hiện nay trên toàn xã có 01 trường TH&Trung học cơ sở, 01 trường Mẫu giáo.
Hàng năm tỉ lệ huy động 6 tuổi ra lớp 1 đạt 99- 100%, trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo từ
99-100%. Trường TH&THCS được công nhận Trường chuẩn quốc gia; công tác phổ
cập THCS được duy trì, huy động thanh thiếu niên tham gia các lớp phổ cập có tiến
bộ và giữ chuẩn. Hội khuyến học hoạt động tích cực góp phần đẩy mạnh phong trào
xã hội hoá giáo dục. Đội ngũ quản lý giáo dục và giáo viên các bậc học cơ bản đạt
chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, các giải pháp kiềm chế học sinh bỏ học được triển
khai.
6. Các hoạt động văn hóa xã hội khác:
Thực hiện các chính sách xã hội, chi trả kịp
thời các chế độ cho các đối tượng chính sách. Thực hiện tốt các chế độ
trợ cấp, ưu đãi, xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa, xây mới nhà ở
cho hộ nghèo; các phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “vì người
nghèo” được triển khai, huy động sự đóng góp của toàn xã hội tham gia vượt
chỉ tiêu giao;
Hoạt động văn hóa thông tin và truyền thông tiếp
tục được giữ vững và có bước phát triển về chất. Hệ thống truyền
thanh được đầu tư nâng cấp, kịp thời tuyên truyền những chủ trương, chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân phục vụ các ngày kỷ niệm, nhiệm
vụ chính trị.
Phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” tiếp tục được chú trọng, từng
bước nâng cao chất lượng, góp phần tác động tích cực trong đời sống xã hội.
Phát huy được ý nghĩa tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ nhau làm ăn phát triển kinh
tế. Kết quả xây dựng gia đình văn hoá hàng năm đạt từ 95- 97%, thôn văn hoá được
công nhận hàng năm. Hiện nay, 2/2 thôn đạt thôn văn hóa.
7. Quốc phòng - An ninh
- Công tác quốc phòng
luôn được quan tâm củng cố và tăng cường. Chất lượng chính trị của BCH quân sự
xã được chú trọng, đào tạo theo hướng chuẩn hoá. Công tác tuyển quân, quản lý
đăng ký tuổi 17 hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu trên giao; quản lý, điều động
huấn luyện lực lượng dân quân bảo đảm đạt theo yêu cầu. Chính sách hậu phương
quân đội được quan tâm đúng mức. Ban chỉ đạo phối hợp công tác dân vận trên
lĩnh vực quốc phòng - an ninh được củng cố và hoạt động có hiệu quả.
- Công tác bảo vệ an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông được tăng
cường, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn và xử lý kịp
thời những vấn đề phát sinh. Đội ngũ công an xã được quan tâm xây dựng đảm bảo
chuẩn hoá về chuyên môn và chất lượng chính trị. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được chú
trọng triển khai. Công tác phối hợp giữa 2 lực lượng Công an, Quân sự tiếp tục
được tăng cường; chương trình liên tịch giữa Công an với Mặt trận, các đoàn thể
có được quan tâm, hoạt động mang lại hiệu quả, giải quyết kịp thời những hiện
tượng gây mất ổn định an ninh nông thôn.
8. Bộ máy quản lý của xã:
Xã Hồng Phong thuộc xã
loại I, có 33 cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách.
1. Tổ chức của Đảng ủy gồm có : Đồng chí Bí Thư, Phó Bí Thư, Văn phòng-
tuyên vận, Ban Tổ chức - UBKT.
2. Tổ chức của UBND
xã gồm có: Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch, 11 công chức ( phụ trách trên các lĩnh vực), 01 Cán bộ nông
nghiệp, 01 cán bộ văn thư lưu trữ, 01 CB khuyến học, 01 CB Chữ Thập đỏ, 01 cán
bộ Người cao tuổi, 01 Phó Chỉ huy Trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã (khuyết 1 phó
quân sự xã).
3.Tổ chức Mặt trận và các đoàn thể:
Chủ tịch Mặt trận, 01 Phó Chủ tịch Mặt trận; Chủ tịch hội Nông dân và 01 Phó Chủ
tịch; Chủ tịch hội Cựu chiến binh và 01 Phó Chủ tịch (kiêm nhiệm); Chủ tịch hội
Phụ nữ và 01 Phó Chủ tịch (kiêm nhiệm); Bí thư Đoàn thanh niên và 01 Phó Bí
thư.
(Nguồn
tư liệu xã Hồng Phong)